Cơ sở Trường_kỳ_kháng_chiến

Đường lối "chiến tranh lâu dài" không tức thời hình thành. Thuở ban đầu, khi quân đội Pháp triển khai chiến đấu trở lại Việt Nam sau Thế chiến II, Hồ Chí Minh đã nỗ lực đàm phán cho vấn đề độc lập của Việt Nam, trong đó có sự tồn tại của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các cuộc đấu tranh ngoại giao bất thành, cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi.

Quân đội Nhân dân Việt Nam chịu áp lực căng thẳng khi quân Pháp nổ sung tại Hà Nội, thủ đô Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các nhà lãnh đạo Việt Nam hy vọng có thể giữ vững thủ đô buộc Pháp phải đi đến các giải pháp hòa bình. Trận đánh Hà Nội là một chiến thắng của quân Pháp, buộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không còn cách nào khác phải bỏ rơi trung tâm quan trọng của mình, rút về rừng núi phía bắc, lập chiến khu Việt Bắc.

Việc xác định một cuộc chiến lâu dài từng bước hình thành, tư tưởng đó liên quan các tài liệu của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương thời:

  1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 1946.
  2. Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ trung ương Đảng, ngày 22 tháng 12 năm 1946.
  3. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh vào năm 1947.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai